Với tuổi đời còn rất non nớt, các bé rất khó để tiếp thu được những khái niệm quá đỗi phức tạp như “tính trách nhiệm". Thay vào đó, ba mẹ hãy ươm mầm tính trách nhiệm trong con bằng cách giao cho con những nhiệm vụ mà bạn biết con có thể làm được. Hãy lựa chọn thời điểm con có vẻ độc lập hơn, muốn tự mình đưa ra quyết định như mặc bộ quần áo nào, đi đôi giày nào… Những nhiệm vụ nho nhỏ đó giúp các bé cảm thấy tự tin, là bước đệm vững chắc cho hành trình phát triển trong tương lai.
Mời ba mẹ tham khảo những cách rất đơn giản mà hiệu quả sau đây nhé.
Giao cho con những công việc phù hợp với lứa tuổi
Nhớ giao cho bé một công việc mà bé có thể dễ dàng hoàn thành, để bé cảm thấy vui và tự hào khi mình làm xong công việc mẹ giao. Với lứa tuổi mầm non, mẹ nhớ hướng dẫn con càng chi tiết càng tốt. Thay vì “con dọn phòng đi nhé" thì sẽ là “con giúp mẹ treo quần áo lên này, gấp lại chăn này, với cả cất các mảnh ghép vào hộp nữa con nhé". Đôi khi có thể đố con làm những công việc cần con cố gắng hơn một chút để tăng tính kích thích và cảm giác thành tựu trong con.
Làm mẫu cho con
Khi giao nhiệm vụ cho con, mẹ hãy cố gắng nói sao cho thật ngắn gọn, dễ hiểu, từng việc một. Ví dụ mẹ muốn con dọn bàn, hãy bắt đầu bằng việc tự mẹ chuẩn bị phần bát đĩa của mình “Mẹ đặt bát đĩa lên bàn này, con chuẩn bị bát đĩa của con nhé". Vừa làm vừa hướng dẫn sẽ trực quan và dễ hiểu hơn. Đừng nói một tràng sẽ khiến con bị rối, hướng dẫn con từng bước mẹ nhé.
Trao phần thưởng sau mỗi nhiệm vụ
Chúng mình sẽ đi công viên sau khi dọn dẹp xong bàn đã con nhé", bằng cách trao phần thưởng cho các nhiệm vụ, con sẽ hào hứng hơn và không có cảm giác bị mẹ sai khiến, mà là hai mẹ con cùng làm việc để được đi chơi cùng nhau. Và cả hai đều cố gắng hoàn thành công việc.
Một tip nhỏ là mẹ nên sử dụng mẫu câu “khi nào- thì sẽ" thay vì “nếu- thì", bởi vì “khi nào con dọn xong bàn thì mình chơi xếp hình nha" mang tính chất thông báo về nhiệm vụ rõ ràng tại thời điểm đó, “chơi xếp hình" chỉ là thông tin phụ; còn “nếu con dọn xong bàn thì mẹ sẽ cho con chơi xếp hình" lại nghiêng về việc con chỉ có nhiệm vụ dọn bàn thôi, mà dường như “chơi xếp hình” lại là thông tin chính mà mẹ muốn nhấn mạnh.
Biến các nhiệm vụ trở thành trò chơi vui nhộn
Cái gì vui đều gây hứng thú hơn những công việc nhàm chán phải không ạ? Thay vì bảo “Con ra lấy quần áo từ máy sấy ra nhé" thì dùng thật nhiều các từ tượng thanh, tượng hình ví dụ như “Giờ mình đi lấy những bộ quần áo ấm ơi là ấm, mềm ơi là mềm vào giỏ nhé. Ôi thơm quá nè". Hoặc nếu hai mẹ con đang thu dọn đồ chơi thì thi xem ai xếp vào hộp nhanh nhất. Đảm bảo bé sẽ rất hợp tác đấy.
Đừng đe dọa
Cố gắng giữ thái độ vui vẻ, tích cực khi giao nhiệm vụ cho con. Nếu con đòi ăn bánh, nhẹ nhàng giải thích rằng “Con ngồi vào bàn rồi mẹ cho bánh nhé."
Làm gương cho con
Cha mẹ cố gắng gương mẫu để con nhìn theo và bắt chước: cất chìa khoá đúng nơi quy định thay vì vứt bừa bãi trên bàn, quần áo nhớ gập gọn gàng chứ đừng vứt mỗi cái một nơi… Chỉ khi bạn làm đúng, bạn mới thuyết phục được con.
Nhìn vào quá trình con thực hiện nhiệm vụ chứ đừng chỉ đánh giá kết quả
Khi con đang cố gắng cởi áo mà không thể xoay sở để kéo được áo qua khỏi đầu, con hẳn rất cáu bẳn. Lúc này mẹ không nên cười cợt con theo kiểu “sao có cái áo mà con cũng không cởi được thế". Con đã cố gắng, và làm nhiều lần con sẽ thành công. Hãy khen ngợi nỗ lực của con chứ đừng chê bai, điều này có thể giết chết sự tự tin trong con đó.
Cũng không nên vội vã mặc hộ con ngay, dần dần hướng dẫn con từng bước bắt đầu bằng việc giúp con bỏ từng tay ra khỏi tay áo, và để con tự làm nốt phần còn lại. Con sẽ rất vui vì con TỰ MÌNH LÀM ĐƯỢC và chắc chắn sẽ muốn tự làm ở những lần cởi đồ tiếp theo.
Đừng khắt khe
Trẻ con thường xuyên vô kỷ luật, và việc của cha mẹ là hết sức kiên nhẫn để thiết lập kỷ luật lại cho con. Tuy nhiên, đôi khi con ở trường đối mặt với hàng tá quy tắc, thi khi về nhà con sẽ trở nên nũng nịu một chút. Không sao cả, hãy giúp con một phần công việc như dọn một phần đồ chơi giúp con nhé.
Lời khen chân thành luôn hữu ích
Bất cứ khi nào con tự giác hoàn thành nhiệm vụ, nhớ khen ngợi con và nên khen thật cụ thể, dù cho tổng thể con làm chưa tốt, nhưng chỉ cần con hoàn thành một mốc nhỏ cũng vẫn xứng đáng nhận được sự công nhận từ mẹ cha. Điều này giúp con cảm nhận rằng nỗ lực của con là quan trọng hơn cả.
Ví dụ, khen thật cụ thể rằng “Con vừa đẩy đĩa ăn của em lại gần cho em dễ lấy, con thật đáng yêu" hoặc “Ô kìa cục cưng của mẹ tự mặc đồ đó à? Hơi khó mà con vẫn cố gắng để mặc, con giỏi quá". Những lời khen cụ thể giúp con nhận biết con được ghi nhận về việc gì.
Với những mẹo trên, chúc ba mẹ thành công trong việc dạy con trở nên có trách nhiệm nhé.
Tìm hiểu về mỹ thuật và vai trò của mỹ thuật đối với sự phát triển của trẻ
Mỹ thuật là môn nghệ thuật của sự sáng tạo, mỹ thuật theo hướng hiện đại không giới hạn trên mặt giấy mà sử dụng đa chất liệu và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với trẻ, mỹ thuật là cách thức phong phú nhất để trẻ có thể tự do bước vào khám phá thế giới muôn màu xung quanh. Trẻ sẽ tha hồ thể hiện ước mơ, suy nghĩ và cả cách tạo nên những điều không thể trong cuộc sống thông qua ngôn ngữ của sắc màu, hình khối. Mỹ thuật giúp mở rộng cách nhìn của trẻ về thế giới, khuyến khích sự phát triển các kỹ năng, nâng cao nhận thức, thông qua đó trẻ sẽ học các môn học khác tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng giáo dục nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng nuôi dưỡng sự phát triển não bộ, đặc biệt là chức năng của não phải. Học mỹ thuật không chỉ giúp trẻ phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic, rèn luyện các kỹ năng, mà nó còn giúp trẻ hình thành nên tính cách cho từng cá nhân, trở thành chính mình, biết cách xác lập và thể hiện sự độc lập về tư duy.
Áp dụng mỹ thuật cho trẻ em như thế nào?
Mỹ thuật thiên nhiều về thực hành, thông qua thực hành và tự trải nghiệm thực tế để nắm bắt kiến thức. Do vậy, học vẽ và tạo hình ba chiều sẽ giúp trẻ phát triển được các kỹ năng và kỹ thuật theo từng độ tuổi.
Vẽ là một trong những phương thức đơn giản biểu đạt cách nhìn, lối suy nghĩ của trẻ về thế giới xung. Thông qua việc vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển năng lực cảm xúc, kích thích tư duy sáng tạo, năng lực biểu đạt, trình bày vấn đề và giải quyết vấn đề của trẻ.
Các hoạt động tạo hình ba chiều như nặn hình bằng đất sét, cắt dán tranh, các thí nghiệm vui về sự pha trộn màu sắc, … Sẽ cho trẻ có kinh nghiệm trực quan sinh động, cái nhìn đa chiều về thế giới xung quanh từ đó sáng tạo ra các tác phẩm mang phong cách riêng của trẻ.
PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền :
Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng.Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
2. Biểu hiện của bệnh:
- Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày,
mệt mỏi, đau đầu,đau hốc mắt, đau nhức các khớp.
- Có hoặc không có ban đỏ, xuất huyết niêm mạc,
chảy máu cam, tiểu ít, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
3. Cách phòng chống bệnh SXH:
- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…
- Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày…
- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Thường xuyên cọ, rửa bể, thùng, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi… dụng cụ chứa nước, dùng bàn chải chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.
- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc
rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá vàng diệt lăng quăng, bọ gậy
- Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh…
thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu luyn
vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.
- Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những hổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở
• Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)
• Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.
• Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.
* Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”.
LỢI ÍCH TO LỚN KHI TRẺ TIẾP XÚC
VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN
Môi trường ngày càng ô nhiễm và gây ra nhiều tác hại không tốt đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở ngoài môi trường thiên nhiên, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc thường xuyên sẽ giúp trẻ trở nên khoẻ mạnh hơn.
Theo một nghiên cứu của Anh Quốc, hiện chỉ có 29% trẻ em được chơi ngoài trời, còn lại trẻ đều bị nhốt trong nhà hoặc chơi loanh quanh gần nhà. Các bố mẹ hiện đại thường hay sợ con chơi bẩn và một câu hầu như phụ huynh nào cũng hay nói với con là: "Nào, đừng nghịch bẩn như thế". Trong khi đó, nghịch bẩn chính là một trò vui của trẻ con và việc ấy rất tốt cho sự phát triển cả cơ thể và tâm hồn của trẻ.
Các chuyên gia còn khuyến khích nên để trẻ nghịch bẩn để trở nên khoẻ mạnh hơn, cha mẹ chỉ cần lưu ý chọn cho con môi trường vui chơi thích hợp và an toàn.
Lợi ích khi trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường thiên nhiên:
Dưới đây là một số ý tưởng để bạn cùng con hòa mình với thiên nhiên và thỏa sức lấm bẩn:
SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Đa số người mắc bệnh TCM có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày và có thể được điều trị, chăm sóc tại nhà để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện TRỪ một số trường hợp bệnh có biến chứng cần được điều trị tại bệnh viện.
Sởi và Rubella là 02 bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch tiết hầu họng và nước tiểu (đối với Rubella)
1. BIỂU HIỆN - NHẬN BIẾT
- Bệnh được biểu hiện khi trẻ sốt cao đột ngột, viêm họng, phát ban và viêm khớp, xuất hiện hạch sau cổ đối với Rubella.
- Ban xuất hiện từ 1-5 ngày. Thời ký lây bệnh bắt đầu từ trước 1 tuần và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban (Viện Pasteur TPHCM n.d.).
- Đối với Rubella, ban dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi, nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng (Viện Pasteur TPHCM n.d.).
=> Biến chứng có thể có là xuất huyết, viêm não, sẩy thai, chết sau sinh, mù và chậm phát triển.
2. CÁCH PHÒNG NGỪA
- Bệnh sởi có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (cho trẻ dưới 18 tháng tuổi), hay kết hợp với vắc-xin ngừa 03 bệnh Sởi-Quai bị-Rubella có phí cho các gia đình có điều kiện.
- Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không tiếp xúc với trường hợp Sốt phát ban (nghi Sởi, Rubella), kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm xác định chẩn đoán Sởi hay Rubella để phòng tránh trường hợp biến chứng trên thai nhi.
- Khi xuất hiện trường hợp có triệu chứng Sốt và phát ban, cần báo ngay cho y tế địa phương (trạm y tế, Trung tâm YTDP quận huyện) để được hướng dẫn cách xử lý và phòng ngừa kịp thời hiệu quả. Không đợi đến khi có chẩn đoán là Rubella hay Sởi mới báo cáo, để tránh trường hợp phòng chống bệnh không hiệu quả, lây lan thành dịch.
=> Ngoài ra, thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đối với trường hợp Thủy đậu.
Chú ý: hạn chế lây truyền qua đường tiếp xúc bằng cách đeo khẩu trang cho người nghi bệnh khi phát hiện và cách ly.
1.Tập đọc và tập viết
Tại trường: Bé sẽ học cách nhận biết tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái, cả chữ hoa và chữ thường. Bé cũng mất một thời gian kha khá để đọc thuộc lòng bảng chữ cái. Sau đó là học cách viết và tập viết những nét chữ đầu tiên. Một yêu cầu cao hơn mà không phải trường mầm non nào cũng giảng dạy cho các cháu đó là học cách ghép vần.
Tại gia đình: Có rất nhiều cách để mẹ có thể giúp bé ôn tập bảng chữ cái: mẹ có thể nhờ đến các công cụ hỗ trợ như các tấm thẻ từ vựng hay poster học từ dán trong phòng ngủ hay trên cánh tủ lạnh để bé thường xuyên quan sát được. Hoặc mẹ gắn ngay bài học của trẻ vào những đồ vật thân thuộc nhất trong gia đình hoặc các hoạt động thường ngày để việc ghi nhớ của trẻ trở nên tự nhiên nhất có thể. Ví dụ, mẹ chỉ vào quả cà và nhắc trẻ nhớ về chữ “cờ”. Một việc hết sức ý nghĩa mẹ nên làm đó là đọc sách hàng ngày cho trẻ nghe. Josie Meade, một giáo viên mầm non có rất nhiều năm kinh nghiệm của Hoa Kỳ nói rằng: “Một trong những điều tuyệt vời nhất cha mẹ có thể làm là đọc sách cho con cái của họ mổi ngày”. Chỉ cần 10 phút mỗi đêm, mẹ đọc cho bé nghe một câu chuyện cổ tích cũng sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt: nó không chỉ bổ sung thêm hương vị cho tình mẫu tử ngọt ngào mà còn tạo cho trẻ thói quen và niềm yêu thích đọc sách, giúp trẻ có thêm hình dung về nhân sinh quan và thế giới quan thông qua những câu hỏi của mẹ xoay quanh nội dung câu chuyện. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên hát các bài hát thiếu nhi cùng với bé. Đây cũng là một cách rất tốt để trẻ học về vần điệu và cách phát âm.
2 Nhận biết màu sắc, hình dạng và đồ vật
Tại trường: Trẻ mẫu giáo sẽ được học cách nhận biết và gọi tên của các màu sắc, hình dạng cơ bản và các bộ phận của cơ thể.
Tại gia đình: Học cũng với trẻ bài học về màu sắc có khá nhiều gợi ý cho mẹ: cùng bé xem một cuốn truyện tranh, mẹ có thể hỏi bé: “Chiếc xe ô tô màu gì đây con nhỉ?” Hay: “Con chỉ cho mẹ đâu là chiếc mũ màu vàng?” Khi mặc đồ cho bé, mẹ cũng có thể nói về màu sắc của quần áo, giày dép, tất,… Còn các đồ vật trong gia đình sẽ thì sẽ trở thành công cụ để mẹ nhắc cho bé về các hình khối: mẹ chỉ lên khung ảnh và hỏi trẻ: “Mẹ đố Sóc biết khung ảnh trên tường là hình chữ nhật hay hình tam giác?”. Điểm mấu chốt là mẹ hãy biến tất cả mọi đồ vật xung quanh trẻ thành công cụ học tập và biến mọi hoạt động thành các trò chơi.
3. Làm quen với số đếm
Tại trường: Giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ biết mặt số, cách đọc và cách đếm từ 1 đến 10 (hoặc có thể lớn hơn 10). Biết cách đếm đồ vật và gọi tên con số tổng một cách chính xác là một trong những kỹ năng toán học đầu tiên của trẻ mầm non.
Tại gia đình: Bất cứ khi nào mẹ nhìn thấy những con số: trong cuốn sách, trên hộp thực phẩm, thậm chí trên ti vi, bạn cũng có thể yêu cầu trẻ đọc to con số đó lên. Đồng thời, hãy cũng trẻ tập đếm hàng ngày: đếm số bậc cầu thang, đếm số bút chì màu trong hộp hay các khối xếp hình trên sàn nhà,… Thường xuyên hỏi trẻ những câu hỏi như: “Bà cho Nhím bao nhiều chiếc kẹo mút thế?”, “Con đếm giúp mẹ xem còn mấy quả cam trong tủ lạnh?” Khi đang cùng bé ăn nhẹ, mẹ cũng có thể hỏi: “Trong đĩa bây giờ còn mấy chiếc bánh Bon nhỉ?”
4 Cắt và vẽ
Tại trường: Luyện tập cho sự phối hợp tốt hơn của tay và mắt, các bé sẽ được làm quen với hai hoạt động là cắt và tô màu (cao hơn là tập vẽ). Bé sẽ học cách cầm kéo cắt giấy, học cách sử dụng bút chì, bút lông và cả keo dán nữa.
Tại gia đình: Mẹ cũng nên trang bị cho bé đầy đủ các dụng cụ giống như ở trường để bé thường xuyên thực hành và thỏa sức sáng tạo. Ban đầu mẹ có thể yêu cầu bé thực hiện các thao tác đơn giản như cắt giấy theo một đường thẳng hoặc tô màu vào những bức tranh có sẵn. Sau đó, mẹ có thể để bé tự do cắt ghép hoặc vẽ tranh theo trí tưởng tượng của bé.
5. Phát triển kỹ năng xã hội và chia sẻ
Tại trường: Phát triển kỹ năng xã hội cần thiết được cha mẹ định hướng và giáo dục cho trẻ trước khi bắt đầu học mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo sẽ được học cách chia sẻ và hợp tác, biết cách tham gia sinh hoạt cộng đồng và làm việc theo thứ tự, tham gia hoạt động nhóm và làm theo hướng dẫn đơn giản, biết cách giao tiếp để nêu ra mong muốn và nhu cầu của bản thân, bước đầu biết tự chăm sóc các nhu cầu cơ bản và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
Tại gia đình: Vấn đề phát triển kỹ năng xã hội cho bé yêu cần rất nhiều công sức và sự lưu tâm hàng ngày, hàng giờ của cha mẹ. Nó bao gồm từ việc xưng hô, chào hỏi của trẻ sao cho phù hợp và lịch sự; cách chơi cùng với các bạn; tôn trọng các quy định khi đến nơi công cộng; giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh… Vấn đề mấu chốt là cha mẹ và những người thân trong gia đình cần là tấm gương mẫu mực cho trẻ noi theo và cần có những định hướng tích cực để trẻ sớm hình thành những phẩm chất của một người công dân tốt.
Cha mẹ luôn muốn con mình thật hoàn hảo, giỏi giang và thành đạt. Bởi thế, cha mẹ nào cũng cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập, vui chơi, thậm chí, có những gia đình còn tìm đủ mọi cách để con được học trường tốt nhất, thầy cô giáo tốt nhất và bạn bè tuyệt vời nhất.
Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào cũng thích đi học. Vậy làm thế nào để con yêu thích, ham mê học tập và thành công sau này?
Trước tiên, chúng ta cần phải làm cho tre cảm thấy thích thú trường học. Giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới học sinh. Nhưng chúng ta – những người làm cha làm mẹ, cần phải tạo cho trẻ cảm giác rằng trường học không chỉ là bắt buộc, nó không những mang tính giáo dục mà còn rất thú vị.
Cha mẹ có những ảnh hưởng tích cực nhất đối với con cái họ, không chỉ trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường mà còn về sau này, khi trẻ đã trưởng thành. Hành trang cho các con bao gồm một phần kiến thức, kỹ năng được học được từ cha mẹ.
Cha mẹ cần có những lời khen, lời động viên hợp lý khi con cái bắt đầu làm một việc gì đó để khuyến khích, nâng cao quyết tâm của trẻ. Chúng ta cần cho trẻ thấy rằng chúng ta yêu chúng và hãy luôn thể hiện điều đó. Hãy nói với con rằng bạn tự hào về những việc trẻ làm – đó thực sự là một trong những lời quan trọng nhất đối với trẻ.
Những bài học đạo đức trong gia đình cũng là một vấn đề cần được quan tâm khi nuôi dạy một đứa trẻ. Tất cả chúng ta đều đã có những quy tắc trong gia đình và tuân theo những gì chúng ta được dạy bảo.
Trừng phạt con cái vì những điều chúng đã làm sai cũng là một vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý. Hãy dành cho con những khoảng thời gian để tự kiểm điểm, nhận thấy những việc sai trái là cách tốt nhất để bạn giúp con mình hiểu được rằng bạn không hài lòng với cách cách cư xử của trẻ. Qua đó, trẻ sẽ tôn trọng bạn hơn . Quát tháo và la hét sẽ chỉ làm bạn buồn phiền và đau đầu mà thôi.
Trong xã hội ngày nay, dường như cha mẹ để cho con cái làm bất kì điều gì mình muốn. Điều mà các bậc cha mẹ không nhận ra là bằng cách đó, chính họ đã thực sự đang làm hư con mình và thờ ơ với việc mang lại cho trẻ sự chăm sóc cần có để trẻ thành công trong cuộc sống sau này.
Khi nuôi con, bạn cần làm cho trẻ hiểu bạn muốn các con của mình lớn lên khỏe mạnh, hãy để trẻ thấy lý do cho mọi việc bạn làm. Ngay cả khi bạn sử dụng các biện pháp trừng phạt, hãy giúp con hiểu tại sao chúng bị phạt. Bằng cách này, các con bạn sẽ hiểu rằng dù bạn có phạt con hay bắt con làm điều này hay điều khác, tất cả đều xuất phát từ tình yêu.
Những đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt, được chú ý tới, được hướng dẫn và tuân theo những đường lối, quy tắc là những đứa trẻ sẽ có điểm số cao trên trường. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin về bản thân và biết được rằng mình được yêu thương. Đó là những đứa trẻ được tạo điều kiện để tự phát triển, là những đứa trẻ luôn cảm thấy trường học chẳng có gì to tát và vì thế mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều sẽ chỉ là những chuyện nhỏ.
Theo Education
Đối với lứa tuổi mầm non, nhu cầu được xem sách truyện cũng cần thiết như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Qua sách, trẻ học về bản thân và thế giới xung quanh, hình thành mối liên hệ giữa thị giác và thính giác, nâng cao khả năng quan sát và lý giải...
1.Trẻ dưới một tuổi
Bạn nên chọn những sách tranh có màu sắc rực rỡ, mỗi bức tranh là một sự vật cụ thể dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tranh ảnh phải phù hợp với nhận thức của trẻ, chính xác, rõ ràng, đơn giản, gần gũi, giống thật như: con mèo, quả chuối, cái ca... Sách không quá dày, trang sách cứng, in bóng. Những cuốn sách bìa cứng với giấy láng dày dễ cho trẻ xoay vần, chơi nghịch và cũng dễ lau chùi khi vấy bẩn. Cho trẻ xem tranh, chỉ vào tranh khi nghe hỏi: "Con mèo đâu con?" hoặc "Cái ca đâu con?
2. Trẻ 1-2 tuổi
Những cuốn sách phản ánh những sự vật gần gũi như: căn phòng, đồ dùng sinh hoạt, con vật, đồ chơi, cây cối hoặc những hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ và những người thân thiết phù hợp với trẻ ở lứa tuổi này. Đường nét tranh không quá phức tạp, rắc rối, màu sắc chọn màu sặc sỡ, phù hợp với khả năng nghe nhìn của trẻ. Bạn hãy cho bé quan sát tranh, nhận ra và gọi tên các vật, hành động đơn giản của nhân vật trong tranh.
3. Trẻ 2-3 tuổi
Nên chọn sách có nhiều tranh kết hợp với các dòng chữ có chú thích thật ngắn gọn, dễ hiểu, câu chữ có vần để trẻ dễ bắt chước. Những bức tranh có thể trừu tượng hơn một chút, những con vật cũng không nhất thiết phải giống con vật thật nhằm tăng trí tưởng tượng của bé. Ở lứa tuổi này, trẻ thích nghe những câu chuyện có âm thanh của con vật hoặc xe cộ. Ví dụ, tranh truyện "Quả trứng", gà trống kêu "Ò ó o o", lợn kêu "Ụt ịt", vịt kêu "Vít vít"... Vừa cho xem tranh bạn vừa đọc cho bé nghe, rồi để bé mô tả: tên gọi, đặc điểm, công dụng... kể tên các sự vật, hành động trẻ thấy trong sách.
4. Trẻ 3-4 tuổi
Ở lứa tuổi này, bạn chọn những sách thiên về mặt ngữ nghĩa. Nội dung bài thơ, câu chuyện phải sinh động, phong phú, có ngụ ý và giảng giải dễ hiểu, dẫn dắt trẻ đến với những quan niệm đạo đức đúng đắn. Vì vậy, bạn nên mua những sách viết về những câu chuyện có tình tiết đơn giản, hình tượng nhân vật chân thực, động tác của nhân vật nổi bật, màu sắc tươi vui, từ ngữ dễ hiểu về các đồ vật thân thuộc, sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên khuyến khích trẻ nói theo khi người lớn đọc, kể lại truyện hoặc từng đoạn truyện, cũng có thể cho trẻ vừa xem, vừa đọc, vừa chỉ theo từng đoạn.
5. Trẻ 4-5 tuổi
Lựa chọn những câu chuyện thần thoại, ngụ ngôn. Đề tài ngày góp phần mở rộng nguồn tri thức và nâng cao nhận thức, trí tưởng tượng của trẻ với môi trường xung quanh. Chẳng hạn như truyện: "Thỏ và Rùa", "Cóc kiện trời", "Tích Chu"... Trong khi đọc, bạn phải dùng các ngữ điệu khác nhau để thể hiện hình tượng và phát ra những tiếng kêu của các con vật để tạo hứng thú cho trẻ.
6. Trẻ 5-6 tuổi
Bạn nên chọn mua những loại sách có nội dung phong phú và phức tạp hơn, giúp bé nhận thức và phát huy trí tưởng tượng như truyện thần thoại, phưu lưu, hài hước, những câu chuyện dài với tình tiết giàu triết lý để mở rộng kiến thức và khả năng tư duy của trẻ. Chẳng hạn: "Thánh Gióng", "Tấm Cám", "Sơn Tinh, Thủy Tinh", truyện tranh về những người khổng lồ hay các con thú cư xử như con người. Ngoài ra, bạn có thêm mua thêm sách về những khái niệm số học, không gian, thời gian, địa lý, quy luật thiên nhiên, xã hội, quan hệ đạo đức. Khi đọc sách cho trẻ bạn nên cho bé nhắc lại những từ đồng âm, đồng nghĩa để tăng vốn từ vựng cho trẻ.